Cây cát cánh là cây gì? Tác dụng của cây cát cánh đối với sức khỏe

 Nếu bạn có niềm yêu thích về y dược chắn hẳn bạn đã từng nghe tên “cát cánh”. Vậy cây cát cánh là cây gì? Có những tác dụng như thế nào với sức khỏe chúng ta? Nếu muốn giải đáp các thắc ấy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, bài viết sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin bạn cần. Vậy thì cùng tìm hiểu ngay nào!

Cây cát cánh là gì?

Cây cát cánh là một vị thảo dược và có rất nhiều công dụng cho sức khỏe chúng ta. 

Cây cát cánh còn được gọi bằng những tên khác như: Khổ Ngạch (Bản Thảo Cương Mục), Cánh thảo (Biệt Lục), đô ất la sất, lợi như, phòng đồ, phù hổ và phương đồ (Ngô Phổ Bản Thảo), Tề ni (Bản Kinh), cát tường xử hoặc khổ cánh (Hòa hán Dược Khảo), lư như, lợi như. 

Tên Khoa học: Platycodon grandiflorum hay Platycodon grandiflorus

Họ: Hoa chuông Campanulaceae

Cây cát cánh

Đặc điểm của cây cát cánh

Đây là một loại thảo dược sống lâu năm, thân cây cao khoảng 60-90cm. Rễ cây cát cánh có màu vàng nhạt, rễ phình to thành củ. Cây có lá mọc đối hay vòng 3 và lá cây gần như không có cuống. Phiến lá hình trứng, mép lá và có răng cưa to. Lá phía trên mọc cánh xa nhau và lá phía trên nhỏ. 

Hoa cát cánh mọc đơn độc, có màu lục, dài và hình chuông rộng. Tràng hoa có màu xanh tím hoặc trắng và có hình chuông. Mùa hoa nở là từ khoảng tháng 5-8. Cây có quả hình trứng ngược và mùa quả từ khoảng tháng 7-9.

Quả cây cát cánh

Thu hái và chế biến cây cát cánh

Ở cây cát cánh, rễ chính là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu, tên khoa học của loại dược liệu này là Radix platycodi. Thời gian thu hái cây cát cánh là khoảng tháng 2-8 hằng năm, người ta sẽ hái rễ cây cát cánh, đem đi rửa sách và đem đi sấy khô hoặc phơi khô. Người ta sẽ thu hái rễ cây cát cánh, rửa sạch và sau đó đem phơi hoặc sấy khô.

Tìm hiểu thêm: 10 loài hoa tượng trưng cho sự bình yên

Tác dụng của cây cát cánh đối với sức khỏe

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, cát cánh có tác dụng tuyên phế khử đàm lợi yết, bài nùng và khai thông khí quản. Chính vì thế, cát cành sẽ được sử dụng để trị những bệnh như đau họng, nói khàn, chứng lụ, tiểu tiện không thông, áp xe phổi (ngực đau phế ung), ho đờm và đau họng, viêm họng

Tác dụng của cát cánh trong y học cổ truyền

Trong một số sách y dược cổ, cây cát cánh còn có những tác dụng sau đối với sức khỏe:

  • Trong sách Dược Tính Bản Thảo: Các cánh thường dùng điều trị các bệnh như đàm diên, khí thúc thấu nghịch, phá huyết, chủ phế khí, chủ trúng ác (nhiễm độc), tiêu tích tụ. khử tích khí hoặc động kinh.
  • Trong sách Bản Thảo Thông Huyền: Cát cánh có tác dụng duy kỳ thương nhập phế kinh, phế vị chủ khí chi tạng và cổ năng sử chư khí hạ giáng 
  • Trong sách Danh Y Biệt Lục: Cát cánh có công dụng liệu hầu yết thống, phong tý, hạ cổ độc (trừ độc của sâu), lợi ngũ tạng trường vị, trừ hàn nhiệt, ông trung tiêu cốc, bổ khí huyết.
  • Trong sách Trung Dược học: Cát cánh có lợi ích giảm đau, ức chế hệ miễn dịch, giải nhiệt, chống viêm loét dạ dày, an thần.

Theo nghiên cứu Y học hiện đại

  • Lợi ích đối với hệ hô hấp: Theo Chinese Hebra Medicine đăng tải, cát cánh có tác dụng làm long đờm mạnh. Ngoài ra, các nhà khoa học đã thử nghiệm lâm sàng trên chó và mèo, kết quả thu được là sau khi chó và mèo đã gây mê uống nước sắc cát cánh thì thấy niêm mạc phế quản của chúng tăng tiết tiết dịch rõ.
  • Ảnh hưởng nội tiết: Chinese Hebra Medicine cho biết, khi thử nghiệm sử dụng nước sắc cát cánh cho thỏ uống,  thì thu được kết quả là cát cánh có tác dụng làm giảm đường huyết. Đặc biệt, trong những trường hợp bị bệnh tiểu đường nhân tạo, cát cánh có tác dụng điều trị rõ ràng.
Tác dụng của cây cát cánh trong y học hiện đại
  • Công dụng chuyển hóa Lipid: Khi thử nghiệm nước sắc cát cánh lên cho chuột, cho thấy cát cánh có tác dụng trong việc chuyển hóa và làm giảm cholesterol ở gan.
  • Công dụng đối với huyết học: Một vài nghiên cứu đã cho thấy, cát cánh chứa nhiều hoạt chất Saponin có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin trong viễn chí. Tuy nhiên, khi sử dụng cát cánh dưới dạng đường uống, thuốc thường bị dịch vị thủy phân nên mất khả năng tán huyết. Cho nên,không được dùng thuốc để chích.
  • Tác dụng chống nấm: Theo nhiều nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Chinese Hebra Medicine, nước sắc cát cánh có công dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Những loài hoa tượng trưng cho lòng hiếu thảo

Những lưu ý khi sử dụng cây cát cánh

  • Người ho lâu ngày, bị lao phổi, ho khan ít đờm, viêm phế quản, kiêng uống riêng 1 vị cát cánh với lượng nhiều và thời gian sử dụng kéo dài.
  • Người bị loét dạ dày, xuất hiện dạ dày nên hạn chế uống nhiều cát cánh
  • Không lạm dụng, không uống quá liều lượng
  • Cát cánh kỵ thịt heo
  • Người bị âm hư lâu ngày kèm với ho ra máu không nên sử dụng cát cánh
Một số lưu ý khi sử dụng cây cát cánh

Vừa rồi là những thông tin về cây cát cánh, loài cây y dược có vô số nhưng công dụng cho y học và cho sức khỏe chúng ta. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng cát cánh, hãy nhớ tìm đến bác sĩ để tham khảo và kê đơn, tránh việc tùy ý sử dụng. Theo dõi Trạm Hoa để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về các loài hoa bạn nhé.

Blog liên quan: 5 loài hoa tượng trưng cho tình yêu đơn phương

Trạm Hoa – Shop hoa tươi | Đặt hoa online | Giao hoa tận nơi

Trạm Hoa là shop hoa tươi hỗ trợ khách hàng đặt hoa online, giao hoa tận nơi miễn phí khu vực nội thành.

Website: https://tramhoa.com/
Điện thoại: 034 827 87 22
Zalo: https://zalo.me/3588203683113605383
Google Maps: https://g.page/tramhoavn
Facebook:  https://www.facebook.com/tramhoavn
Email: tramhoavn@gmail.com
Thời gian làm việc: 8:00-17:00, Thứ Hai – Chủ Nhật