Liệu cây bồ đề có tác dụng gì không? Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

Cây bồ đề là được biết đến là một loại cây rất linh thiêng thường xuất hiện ở chùa, đền thờ, khu vực tâm linh. Vậy cây bồ đề có tác dụng gì hay không? Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề như nào? Cùng Trạm Hoa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!  

Liệu cây bồ đề có tác dụng gì không Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc
Liệu cây bồ đề có tác dụng gì không Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

Cây bồ đề là gì? Cây có tên gọi nào khác không?

Cây bồ đề (tên khoa học: Ficus religiosa) hay cây đề, cây giác ngộ một loại cây thân gỗ thuộc họ Moraceae, sống ở khu vực châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với đặc tính ưa sáng và dễ thích nghi nên ở Việt Nam cây phát triển khá tốt nên được người dân trồng ở khắp các vùng miền.

cay bo de 51
Cây bồ đề

Cây đề có thân gỗ với tán lá rộng và dày. Chiều cao của cây có thể lên đến 30-35 mét và đường kính thân cây có thể đạt tới 3-4 mét. Thân cây bồ đề có màu xám nhạt, vỏ xù xì và lớp cây bên trong cứng cáp, chắc chắn. Cây phân nhiều nhánh, dẻo dai, tán lá rậm rạp, rễ cây dài cắm sâu xuống mặt đất.

Lá của cây đề có kích thước lớn, hình trái tim, mọc đơn chiếc và màu xanh tươi. Bồ đề có khả năng ra hoa có màu đỏ tía đặc trưng và quả có hình tròn, kích thước gần giống với quả xoan.

cay bo de 54
Lá bồ đề hình trái tim và có màu xanh tươi

Đọc thêm: Bật mí những điều bạn cần biết mua cây kim tiền chất lượng

Liệu cây bồ đề có tác dụng gì không?

Ngoài là một trong những cây mang tính tâm linh thì cây bồ đề còn được sử dụng như một loại dược liệu trong Đông Y. Dưới đây là một số tác dụng của cây bồ đề có thể bạn chưa biết.

Làm cây cảnh phong thủy

Cây bồ đề được coi là một cây linh thiêng trong nhiều tôn giáo và có vai trò quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng ở một số quốc gia châu Á. Theo truyền thuyết, Đức Phật đã đạt đến sự giác ngộ dưới một gốc bồ đề và từ đó cái tên cây giác ngộ ra đời. Bồ đề cũng trở thành một biểu tượng quan trọng của sự giác ngộ và bình an trong đạo Phật.

Vì vậy, cây rất được ưa chuộng trồng trong các ngôi chùa, nơi thờ cúng tâm linh. Bên cạnh đó, lá bồ đề trong phong thủy có tác dụng thu hút may mắn, những luồng khí tốt lành, xua đuổi vận đen và giúp tâm con người được soi sáng.

cay bo de 53 1
Cây bồ đề mang tính tâm linh

Giúp lọc không khí

Cây bồ đề có tán lá rất rậm rạp nên cung cấp một lượng oxy rất lớn cho môi trường và góp phần thanh lọc không khí xung quanh. Ngoài ra, cây còn hấp thụ CO2 và các chất ô nhiễm từ trong không khí, góp phần mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Được làm dược liệu chữa bệnh

Một tác dụng không thể không nhắc tới của cây bồ đề đó chính là làm dược liệu chữa bệnh. Nhựa của bồ đề khi được điều chế thuốc còn có một tên gọi khác là An Tức Hương trong Đông Y. Chúng có màu vàng cam, láng mịn như sáp, khá giòn, khi đun nóng có mùi thơm giống với vani. Một số phương thuốc dân gian từ cây bồ đề để trị bệnh như: 

  • Trị ho: mài nhựa bồ đề với mật ong uống từ 2 – 4 lần trong ngày để giảm ngứa họng cùng như đẩy lùi con ho.
  • Sát trùng vết thương: rửa sạch chồi non của cây bồ đề rồi giã nát để lấy nước. Sau đó, dùng bông thấm trực tiếp lên vết thương để giảm vi khuẩn.
  • Giảm đau răng hiệu quả: lá bồ đề rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt, rồi súc miệng bằng để làm giảm cơn đau.
  • Điều trị tức ngực và đầy hơi: tán mịn thành bột 6 gam trầm hương, đinh hương, 9 gam An Tức Hương cùng đại hồi, hoắc hương, hương phụ, sa nhân, mộc hương, cam thảo. Trộn đều hỗn hợp với mật ong. Mỗi lần uống nước lá tía tô chung với 3 gam hỗn hợp trên.
  • Ngoài ra, cây bồ đề còn được sử dụng để điều trị các bệnh như trị hàn thấp, tiêu chảy, đau nhức phong thấp, trúng phong,…
cay bo de 52
Nhựa của cây bồ đề hay còn gọi là An Tức Hương

Blog liên quan: Tất tần tật thông tin về cây sen đá mà bạn nên lưu ý

Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

Cách trồng cây bồ đề

Cây bồ đề thường được trồng bằng cách nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Những cành không quá già cũng không quá non, hoặc cành bồ đề đã ra hoa thì thường sẽ được chọn để giâm cành. Còn hạt bồ đề được chọn nhân giống phải là những hạt mẩy, tròn đều, hạt mới, không bị mối mọt để tăng khả năng nảy mầm.

Vì cây bồ đề ưa sáng, khá dễ trồng nên có thể sinh trưởng ở hầu hết ở mọi loại đất. Tuy nhiên, bạn nên trồng ở nơi đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, màu mỡ như đất ruộng để cây phát triển tốt nhất.

cay bo de 5
Cây bồ đề là loại cây ưa sáng, dễ thích nghi với môi trường

Cách chăm sóc cây bồ đề

Nhiệt độ thích hợp để cây bồ đề phát triển là trong khoảng 16 – 36 độ C. Đối với cây non, bạn cần phải tưới cây 1 – 2 lần mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây phát triển. Còn khi cây đã trưởng thành thì chỉ cần cấp đủ ẩm cho cây, cây sẽ tự sinh sôi và phát triển.

Thời gian đầu trồng cây, bón phân lót hữu cơ định kỳ để cây sinh trưởng tốt còn sau 1 năm thì  để cây cây phát triển nhanh hơn thì dùng phân bón NPK. Ngoài ra, phát triển khỏe mạnh, cây cần được cắt tỉa lá úa, lá sâu hại và dọn sạch cỏ dại quanh gốc cây.

Trạm Hoa hy vọng qua bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về cây bồ đề cũng như cách trồng và chăm sóc bồ đề. Để khám phá thêm nhiều thông tin thú vị khác các bạn nhớ theo dõi website của Trạm Hoa nhé!

Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa phong thủy của cây tùng

[su_divider]

Trạm Hoa – Shop hoa tươi | Đặt hoa online | Giao hoa tận nơi

Trạm Hoa là shop hoa tươi hỗ trợ khách hàng đặt hoa online, giao hoa tận nơi miễn phí khu vực nội thành.

Website: https://tramhoa.com/
Hotline/Zalo: 034 827 87 22
Google Maps: https://g.page/tramhoavn
Facebook:  https://www.facebook.com/tramhoavn
Email: tramhoavn@gmail.com
Thời gian làm việc: 8:00-17:00, Thứ Hai – Chủ Nhật